Trong phần cập nhật sản phẩm về cài đặt quyền riêng tư của Zoom được áp dụng vào ngày 19 tháng 4 và 24 tháng 5, chúng tôi đã ra một loạt thông báo về quyền riêng tư trong sản phẩm để giúp bạn dễ dàng biết được ai có thể xem, lưu và chia sẻ nội dung của bạn trong Zoom. Những thông báo cụ thể theo từng tính năng này được thiết kế để giúp bạn đưa ra quyết định phù hợp về cách sử dụng Zoom và mang đến nhiều cài đặt và bảo mật quyền riêng tư mạnh mẽ trong các sản phẩm của chúng tôi.
Tại sao Zoom lại ra mắt thông báo quyền riêng tư trong sản phẩm?
Trong năm qua, chúng tôi đã chứng kiến cơ sở người dùng của Zoom mở rộng từ khách hàng doanh nghiệp lớn sang nhiều cá nhân và doanh nghiệp nhỏ. Nhận ra những thay đổi về đối tượng sử dụng nền tảng của mình, chúng tôi triển khai các thông báo trong sản phẩm mới để người dùng dễ dàng biết được ai có thể xem, lưu và chia sẻ thông tin và nội dung của họ. Ví dụ: người dùng có thể đã biết rằng khi họ gửi tin nhắn cho mọi người trong cuộc họp thì những người tham gia khác đều có thể nhìn thấy, nhưng chúng tôi muốn đảm bảo họ cũng biết rằng tổ chức chủ trì cuộc họp ("chủ sở hữu tài khoản") cũng có thể nhìn thấy những tin nhắn đó nếu cuộc họp đang được ghi lại - và có thể chọn chia sẻ với các ứng dụng và những người khác. Những thông báo cụ thể theo từng tính năng này được thiết kế để giúp người dùng đưa ra quyết định phù hợp về cách sử dụng Zoom mà không làm gián đoạn trải nghiệm Zoom mượt mà người dùng đã tin tưởng.
Một số thông báo có đề cập đến "chủ sở hữu tài khoản". Điều đó có nghĩa là gì? Chủ sở hữu tài khoản là ai?
Chủ sở hữu tài khoản là tổ chức hoặc cá nhân đã thiết lập tài khoản trên Zoom và chủ trì các cuộc họp hoặc hội thảo trực tuyến trên tài khoản của họ. Chủ sở hữu tài khoản thường chỉ định người quản lý cài đặt tài khoản Zoom của họ (thường được gọi là "quản trị viên" [administrator] hoặc "quản trị viên" [admin]), những người này sẽ điều khiển các tính năng cụ thể khả dụng trong các cuộc họp và sự kiện được tổ chức trên tài khoản của họ.
Thông báo trong sản phẩm mới này hoạt động như thế nào?
Khi tham gia cuộc họp, thông báo cụ thể theo từng tính năng sẽ được hiển thị trong phiên, giải thích người có thể xem, lưu và chia sẻ nội dung và thông tin của bạn. Ví dụ: nếu người dùng muốn biết ai có thể xem tin nhắn họ đã gửi trong tính năng trò chuyện của Zoom, họ có thể vào phần "Ai có thể xem tin nhắn của bạn?" để biết người nào có thể xem tin nhắn mà họ gửi cho mọi người, cũng như các tin nhắn riêng tư khác. Người dùng sẽ tìm thấy thông tin tương tự cho các tính năng cuộc họp khác - ví dụ như phiên âm, cuộc bình chọn, hỏi đáp, đăng ký cuộc họp và hội thảo trực tuyến, ghi lại hoặc phát trực tiếp.
Tôi sẽ thấy các thông báo này ở đâu?
Nếu bạn đang sử dụng phiên bản Zoom mới nhất (hoặc các phiên bản sau 5.6.3), bạn sẽ thấy thông báo mới về quyền riêng tư trước khi chia sẻ trên Zoom, ví dụ như khi sử dụng tính năng trò chuyện trong cuộc họp, phiên âm trực tiếp, cuộc bình chọn, hỏi đáp, bảng trắng, chú thích, khảo sát trải nghiệm sau cuộc họp và khi xem bản ghi lại. Bạn cũng sẽ thấy thông báo khi đăng ký cuộc họp hoặc hội nghị trực tuyến, hoặc khi cuộc họp đang được ghi lại hoặc phát sóng trực tiếp.
Để được hỗ trợ tải xuống phiên bản mới nhất của Zoom, hãy truy cập bài báo này.
Một số thông báo có đề cập đến "chủ sở hữu tài khoản". Điều đó có nghĩa là gì? Chủ sở hữu tài khoản là ai?
Chủ sở hữu tài khoản là tổ chức hoặc cá nhân đã thiết lập tài khoản trên Zoom và chủ trì các cuộc họp hoặc hội thảo trực tuyến trên tài khoản của họ. Chủ sở hữu tài khoản thường chỉ định người quản lý cài đặt tài khoản Zoom của họ (thường được gọi là "quản trị viên" [administrator] hoặc "quản trị viên" [admin]), những người này sẽ điều khiển các tính năng cụ thể khả dụng trong các cuộc họp và sự kiện được tổ chức trên tài khoản của họ.
Tôi có thể từ chối chia sẻ nội dung của mình với các bên có trong danh sách không?
Bạn có quyền chọn không chia sẻ nội dung hoặc thông tin của mình trên Zoom, tắt tiếng micrô của mình hoặc video, hoặc rời khỏi cuộc họp. Zoom đưa ra các thông báo để mọi người có thể đưa ra quyết định hợp lý trước khi họ chọn chia sẻ nội dung và thông tin. Ví dụ: trong chức năng trò chuyện,
thông báo giải thích rằng nếu người dùng cho phép mọi người trong cuộc họp thấy một cuộc trò chuyện, mọi người trong cuộc họp cũng như chủ sở hữu tài khoản đều có thể xem, lưu và chia sẻ cuộc trò chuyện đó nếu cuộc họp đang được ghi lại. Người dùng có thể tùy ý quyết định gửi cuộc trò chuyện cho mọi người.
Việc chia sẻ dữ liệu với các ứng dụng có ý nghĩa như thế nào đối với chủ sở hữu và người dùng tài khoản? Ứng dụng nào?
Nhiều tổ chức đăng ký tài khoản trên Zoom đã cài đặt ứng dụng từ Zoom App Marketplace để bật các tính năng và công cụ bổ sung cho các cuộc họp và hội thảo trực tuyến được tổ chức trên tài khoản của họ. Chúng tôi cũng sẽ ra mắt Zoom Apps trong tương lai gần - bao gồm các ứng dụng được tích hợp trực tiếp vào trải nghiệm Zoom. Với Zoom Apps, bất kỳ người dùng nào cũng có thể thêm ứng dụng vào trải nghiệm cuộc họp của họ hoặc chia sẻ nội dung và thông tin với các ứng dụng để thêm các tính năng và công cụ khi sử dụng Zoom.
Ví dụ: chủ sở hữu tài khoản có thể bật ứng dụng phiên âm của bên thứ ba để phiên âm cho tất cả các cuộc họp được tổ chức trên tài khoản của họ, để họ có thể sử dụng bản phiên âm đó nhằm hỗ trợ các dự án nội bộ của mình.
Tất cả các nền tảng hội nghị truyền hình lớn cho phép chủ sở hữu tài khoản và người dùng của họ cài đặt ứng dụng để thêm các tính năng và công cụ vào trải nghiệm cuộc họp của họ. Zoom đang nỗ lực để giúp mọi người hiểu được cách các tài khoản và những người tham gia cuộc họp có thể chia sẻ nội dung và thông tin về cuộc họp và hội thảo trực tuyến với các ứng dụng khi sử dụng Zoom.